Là một trong những nhà đầu tư vĩ đại và thành công, William O’Neil và những môn đệ của ông luôn để lại cho các nhà đầu tư thế hệ sau những bài học sâu sắc, không chỉ về đầu tư mà còn về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Trong suốt hơn 50 năm kinh nghiệm, O’Neil là kẻ sống sót thành công trong giới đầu tư chuyên nghiệp, và trong quá trình đó, ông đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư và các công ty đầu tư chuyên nghiệp lần lượt đến rồi đi. Hầu hết những thất bại này O’Neil tận mắt nhìn thấy đều xuất phát từ cái tôi quá lớn và ảnh hưởng tâm lý nguy hiểm sinh ra khi con người ta đột nhiên có được giàu sang phú quý đột ngột, nhất là những người dễ yếu lòng và để đồng tiền cuốn đi. Tiền bạc hoàn toàn có thể trở thành căn nguyên của tội lỗi, bởi nó có thể đưa một người vào lối sống hưởng thụ sa đọa. Chính vì thế, nhiều khi mật ngọt mà thành công vật chất lớn lao trên thị trường đem lại có thể là những thứ chết người.
Điều răn đầu tiên
Khả năng đứng dậy và phục hồi sau mỗi giai đoạn khó khăn bằng can đảm và bền chí chính là Điều răn #1 của O’Neil:
“Đừng bao giờ hành động trong tâm thế sợ hãi”.
Nếu bạn cảm thấy sợ hãi trên thị trường, vì bất kỳ lý do gì, thì bạn đang đặt bản thân mình vào tình huống đưa ra những quyết định không rõ ràng và thiếu chính xác. Hoặc là tìm cách điều chỉnh quy mô vị thế giao dịch để loại bỏ sợ hãi, hoặc chấp nhận sự thật rằng nếu lúc nào bạn cũng sợ hãi trường kỳ khi tham gia thị trường, thì tốt nhất đừng nên đầu tư vào đây nữa.
Điều răn thứ hai
Điều răn #2 trong những quy tắc và nguyên lý có thể áp dụng trong cuộc sống nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng, mà Chris Kacher và Gil Morales đã nghe rất nhiều lần từ Bill O’Neil là:
“Đừng bao đánh mất bản thân”.
Ý tưởng cơ bản ở đây chúng ta phải giữ điềm đạm trước ảo tưởng và cái bẫy của vinh hoa phú quý, vì chúng thường khiến nhiều người “đánh mất chính mình” đến độ khi có quá nhiều ảo tưởng hay tiền muôn bạc vạn, rốt cuộc ta sẽ đến chỗ lụi tàn. Điều này là tối quan trọng.
Điều răn thứ ba
Trong cuộc sống, bạn không thể nào hoàn toàn tránh khỏi những chỉ trích và gièm pha. Khi đối diện với những kẻ bới lông tìm vết và nói xấu sau lưng, O’Neil đơn giản nhắc chúng tôi Điều răn #3, đó là:
“Bạn học được từ kẻ thù nhiều hơn từ bằng hữu”.
Theo cách của O’Neil, đây là sự chuyển hóa từ điều tiêu cực thành tích cực, và những lời chỉ trích của các bên thứ ba được xem như bài học tiềm năng. Thực sự, quy tắc này chứa đựng phần nào thực tế, rằng kẻ thù luôn vạch lá tìm sâu ở bạn và điều bạn làm, tìm kiếm bất cứ lỗi lầm nào có thể phóng đại lên nhằm đạt mục đích là hạ bạn đo ván. Tuy nhiên, trong quá trình đấy, họ có thể giúp bạn phát hiện những lĩnh vực bạn còn yếu kém hoặc sai sót, một “khiếm khuyết” như O’Neil hay nói. Và chính điều này giúp bạn có động lực để sửa đổi và phát triển.
Điều răn thứ tư
O’Neil đưa ra Điều răn #4 Thường mọi người cảm thấy phấn khích và ba hoa với tất cả mình đang thành công thế nào trên thị trường. Đây là một trong những điều mà O’Neil cực kỳ ghét. Bằng cách tuân thủ chặt nguyên tắc không bao giờ bàn luận về cổ phiếu của mình, bạn loại bỏ mong muốn thỏa mãn cái tôi khi khoe khoang về thành công của mình. Hãy cố gắng thực hành quy tắc này, bạn sẽ thấy nó thay đổi cách nhìn của bạn về cách xử lý cổ phiếu. Điều răng #4 đó là:
“Đừng bao giờ nói về cổ phiếu của bạn”
Điều răn thứ năm
“Không bao giờ ngừng học hỏi và tiến bộ, cách duy nhất để làm điều này là thường xuyên rà soát lại sai lầm và sửa chữa chúng”.
Như chúng ta đều biết, mọi người thường xuyên nói về thành công trên thị trường, nhưng chỉ vài người tập trung vào sai lầm. O’Neil dồn hết sự chú ý và tập trung vào việc chỉnh sửa các sai lầm của ông.
Điều răng thứ 6
Tính ra Điều răn #4 “Đừng bao giờ nói về cổ phiếu của bạn” có thể giúp bạn thực hành Điều răn #6:
“Đừng ngất ngây lúc thị trường ở đỉnh”
, vì đó thường là thời điểm để bán.
Điều răn thứ bảy
Điều răn #7 là:
“Trước hết hãy dùng đồ thị tuần đầu tiên, sau đó đến đồ thị ngày. Không cần quan tâm đồ thị trong ngày”.
Ý nghĩa của việc này là do đồ thị tuần có thể loại bỏ nhiều tín hiệu nhiễu vốn có trong các biến động ngắn hạn, đồng thời mang đến các manh mối ý nghĩa về hành động tích lũy của nhà đầu tư tổ chức.
Điều răn thứ tám
Một trong những quy tắc quan trọng nhất mà O’Neil từng dạy chúng tôi, và là quy tắc mà chúng tôi thấy không hề dễ dàng để tuân thủ. Điều răn #8 là:
“Hãy cẩn thận với người mà bạn đưa lên giường”.
Điều này không hề dính dáng gì đến chuyện yêu đương của bạn, dù trong thời lắm dịch bệnh truyền nhiễm như bây giờ, nó vẫn mang tính thực tế cao. Tuy nhiên, điều O’Neil hàm ý ở đây là ta phải thận trọng với đối tác kinh doanh của mình. O’Neil từng nói, cuộc sống và thương trường sẽ đem đến cho bạn rất nhiều kẻ thù và những kẻ chỉ trích, vì thế hãy chọn bạn bè, bạn đời và cộng sự một cách cẩn trọng và sáng suốt!
Điều răn thứ chín
Dựa vào nguyên lý Cổ phiếu lớn – The Big Stock, chúng ta có Điều răn #9 cơ bản, quan trọng là:
“Tìm cổ phiếu lớn, sau đó tìm cách sở hữu một lượng lớn”.
Điều răn thứ mười
Một trong những đặc điểm của O’Neil mà chúng tôi rút ra thành Điều răn #10:
“Luôn duy trì sự tập trung đến mức tối đa”.
Hãy tìm kiếm đam mê trong đời, để “công việc” ta làm không còn là công việc theo nghĩa đen nữa, mà là lúc ta được sống với đam mê của mình. Không phải ai cũng may mắn được làm công việc mà mình yêu thích, nhưng đó là điều mà O’Neil luôn hướng đến trong cuộc sống. Và duy trì sự tập trung tối đa là một cách nói con người luôn phải tìm kiếm và theo đuổi tham mê trong đời, dù bằng cách này hay cách khác.
Tiệm sách cũ nhà Yên – Nơi lưu giữ văn hoá đọc
143a/34 Ung Văn Khiêm. Phường 25. Quận Bình Thạnh. TpHCM (Nằm đối diện số 286 Ung Văn Khiêm)
Bạn cần mua sách hoặc tìm sách quý hiếm xin liên hệ: 0906696046 – 0935175965 \
Bạn cần thanh lý sách cũ hoặc ký gửi sách xin liên hệ: 0564538417
Fanpage: https://www.facebook.com/tiemsachcunhayen