Mô Tả Sản Phẩm
Sapiens: Lược Sử Loài Người
Sapiens, đưa chúng ta vào một chuyến đi kinh ngạc qua toàn bộ lịch sử loài người, từ những gốc rễ tiến hóa của nó đến thời đại của chủ nghĩa tư bản và kỹ thuật di truyền, để khám phá tại sao chúng ta đang trong những điều kiện sinh sống hiện tại.
Sapiens tập trung vào các quá trình quan trọng đã định hình loài người và thế giới quanh nó, chẳng hạn như sự ra đời của sản xuất nông nghiệp, việc tạo ra tiền, sự lan truyền của những tôn giáo, và sự nổi lên của những nhà nước quốc gia. Không giống như những quyển sách khác cùng loại, Sapiens đã có một lối tiếp cận liên ngành học, bắc cầu qua những khoảng cách giữa lịch sử, sinh học, triết học và kinh tế theo một lối trước đây chưa từng có. Hơn nữa, lấy cả quan điểm vĩ mô và vi mô, Sapiens không chỉ đề cập đến những gì đã xảy ra và tại sao, mà còn đi sâu vào việc những cá nhân trong lịch sử đó đã cảm nhận nó như thế nào.
Câu hỏi lớn và sâu sắc của Harari là: chúng ta thực sự muốn gì? Có cách nào để đạt được hạnh phúc cho con người chúng ta, hoặc thậm chí liệu chúng ta có biết được nó là gì hay không? Trong cốt lõi của nó, Sapiens biện luận rằng chúng ta không biết về bản thân chúng ta, huống chi biết được những nhu cầu của những loài sinh vật khác. Chúng ta đã quá thường xuyên bị những tưởng tượng hư cấu của chúng ta lừa dối. Lịch sử cũng là một hư cấu, nhưng một hư cấu đã được kiềm chế bởi thực tại và biện luận: một hình thức của huyền thoại – một hư cấu hữu ích – khiến nó có thể mang lại sự giác ngộ của sự tự biết chính mình.
“Tôi khuyến khích tất cả chúng ta, dẫu có những tin tưởng tín ngưỡng nào, để đặt câu hỏi về những thuật kể cơ bản về thế giới chúng ta, để nối những phát triển ngày xưa với những quan tâm ngày nay, và để không sợ hãi những vấn đề tranh luận” (Yuval Noah Harari)
Homo Deus: Lược Sử Tương Lai
Homo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?
Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lực mà con người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.
21 Bài Học Thế Kỷ 21
Sau khi tìm hiểu quá khứ và tương lai của nhân loại qua hai cuốn sách gây tiếng vang là Sapiens và Homo deus, Yuval Noah Harari đi sâu vào các vấn đề “ngay tại đây” và “ngay lúc này”, tức các sự kiện hiện tại và tương lai gần nhất của xã hội loài người.
Những triển vọng đầy hứa hẹn của công nghệ sẽ được đưa ra bàn luận bên cạnh những hiểm họa như “đứt gãy” do công nghệ gây ra, việc kiểm soát thế giới bên trong dẫn tới sự sụp đổ của hệ thần kinh hay “tự do trong khuôn khổ”. Chính trị và tôn giáo có còn bắt tay nhau như trong quá khứ hay sẽ thao túng con người theo những cách riêng rẽ, mới mẻ hơn? Và những vấn đề toàn cầu ấy liên quan mật thiết tới hành vi và đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ như thế nào? Xét cho cùng, những thách thức lớn nhất và những lựa chọn quan trọng nhất của ngày nay là gì? Ta cần chú ý đến điều gì? Ta nên dạy con cái ta những gì?
“Cuộc khủng hoảng sinh thái đang lấp ló, mối đe dọa của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt [] và sự trỗi dậy của các công nghệ đột phá mới” là những nỗi lo không của riêng ai; và Harari sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường bóc tách từng vấn đề một cách thấu đáo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.